icon icon icon

Họng trẻ sơ sinh có đờm ba mẹ phải làm sao?

Đăng bởi Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Bạch Mai vào lúc 30/09/2022

 

Nuôi dạy và chăm sóc con cái luôn là công việc vất vả nhất trong cuộc đời của các bậc làm cha mẹ, nhất là giai đoạn đầu đời khi hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu và rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là đường hô hấp và tình trạng họng có đờm. Vậy mẹ nên làm gì nếu trẻ sơ sinh ho và có đờm? Cùng xem bài viết dưới đây để biết thông tin cụ thể nhé!

1. Đờm ở trẻ sơ sinh ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe

Khi có đờm, trẻ ho nhiều dẫn đến sổ mũi. Sự tắc nghẽn này có thể khiến trẻ thở khò khè và khó thở, đặc biệt là trong những giấc ngủ ngắn.

Ho là một phương thức tự nhiên để đờm thoát ra khỏi tiểu khung. Tuy nhiên, đôi khi trẻ ho nhiều và cảm thấy căng thẳng nhưng đờm không được tống ra ngoài. Vì vậy, chúng có thể gây ra những cảm xúc khó chịu ở trẻ. Trẻ sơ sinh có đờm có thể hết sức nguy hiểm vì hệ hô hấp của bé chưa hoàn thiện, các cử động phản xạ của bé còn chậm khiến cho việc nuốt khó khăn. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi và điều trị tình trạng này bằng thuốc long đờm cho trẻ.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh có đờm, thở khò khè

Viêm đường hô hấp

Khi trẻ sơ sinh ho có đờm đặc và với tần suất cao là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, ho có thể kèm theo chất nhầy màu trắng, xanh hoặc vàng, tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Khi chuyển sang màu xanh là trẻ đã nhiễm bệnh, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm.

Cảm cúm hoặc cảm lạnh

Do thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là thời tiết lạnh, cơ thể trẻ chưa thích nghi kịp dẫn đến cảm lạnh, cảm cúm, trẻ sổ mũi, đau họng, ho có đờm, sốt nhẹ về đêm.

Hen phế quản

Khi trẻ bị ho dai dẳng không dứt có thể do trẻ bị dị ứng bẩm sinh với môi trường bất lợi bên ngoài như khói bụi, lông động thực vật, dị vật trong đường thở hoặc dị tật bẩm sinh  gây ra bệnh hen phế quản.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trẻ em mắc các bệnh lý, chẳng hạn như ho thường xuyên sau khi nằm hoặc ăn, có thể là triệu chứng của trào ngược dạ dày cùng với các triệu chứng khác như nôn mửa, ợ chua, v.v.

Những căn bệnh này nếu phát hiện kịp thời thường không quá nguy hiểm nhưng nếu để lâu có thể gây tổn thương hệ hô hấp. Vì vậy, cần được phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra và không làm ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển toàn diện ở bé.

3. Ba mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh có đờm ở họng

Dưới đây là một số cách điều trị khi trẻ sơ sinh ở họng có đờm cha mẹ có thể áp dụng:

Vệ sinh mũi họng cho trẻ

Vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng cách nhỏ nước muối sinh lý vào mũi giúp đẩy chất nhầy ra bên ngoài và giảm sưng đỏ ở đường hô hấp, do bé chưa biết cách tự khạc nhổ để tống đờm ra ngoài. Với trẻ sơ sinh có đờm ở cổ họng, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi bằng silicon cho trẻ.

Cho trẻ uống nhiều nước

Bổ sung nước cho trẻ bằng việc cho trẻ bú nhiều hơn là một cách bổ sung nước làm cổ họng bớt khô và làm giảm chất nhầy ở mũi, trẻ đỡ khó thở và ho dễ dàng hơn. Bên cạnh đó nếu bú mẹ cũng là một cách tăng thêm sức đề kháng cho trẻ.

Vỗ rung đờm cho trẻ

Đây là phương thức trị đờm cho bé được các bác sĩ khuyên dùng với cách thức như sau:

- Trường hợp bé thức: Mẹ bế con lên vai nằm úp vào người mẹ, chụm tay vỗ nhẹ liên tục vào lưng bé theo chiều từ phổi hướng lên phía cổ. Mẹ chú ý chụm bàn tay tạo thành một khoảng không có khe hở, tạo tiếng vỗ bộp bộp. Vỗ liên tục cho bé khoảng 10 phút.

- Trường hợp bé ngủ: Đặt con nằm nghiêng và vỗ như trên.

Sau khi vỗ xong mẹ bế bé lên tay sau đó đẩy nhẹ ngón tay vào cổ bé để bé ho bật đờm ra ngoài. Sau đó, mẹ hãy theo dõi tình trạng đờm của bé để thông báo với bác sĩ khi đưa bé đi khám nhé.

Dùng máy tạo độ ẩm không khí trong nhà

Ngoài những cách điều trị trên thì cha mẹ cũng có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong nhà để cung cấp độ ẩm cho không khí giúp chất nhầy trong đường thở của bé bị làm lỏng. Điều này sẽ phần nào làm dịu cơn ho và giảm tình trạng nghẹt mũi của trẻ.

Trên đây là một vài thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh có đờm ở họng, hy vọng sẽ giúp các cha mẹ có thêm kiến thức để xử lý kịp thời khi bé gặp tình trạng này. 

 

>>> Xem thêm: DA TRẺ SƠ SINH NỔI MẨN ĐỎ VÀ CÁCH CHĂM SÓC

THÔNG TIN LIÊN HỆ 

CÔNG TY CỔ PHẨN DƯỢC PHẨM BẠCH MAI

 📍 Cơ sở 1: Số 63 Tổ 6, Thị trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Hà Nội

 📍 Cơ sở 2: Số 581 Nguyễn Ánh Thủ, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

☎ Điện thoại: 02421232999

📧 Email: bachmaipharma@gmail.com

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐẠT CHUẨN GMP - WHO